Trung Quốc, Việt Nam cần hơn nữa những nông trại cà phê
Khinh doanh cà phê bằng tâm huyết sẽ cho ra những sp chất lượng cùng tìm hiểu thêm nội dung mới dau đây. Trên một con đường được đầu tư để tổ chức lễ hội cà phê hai năm một lần ở Buôn Ma Thuột, khách du lịch đang ngồi trong một tiệm cà phê, phóng tầm mắt ngắm nhìn những đứa trẻ hát ca nhảy múa trong trang phục truyền thống của người Êđê.
Sát đó, một tấm áp phích tuyên truyền theo phong cách Xô Viết cũ được treo bên đường với hình ảnh các dân tộc thiểu số và những khẩu hiệu màu đỏ, kêu gọi nhân dân xây dựng quê hương, thúc đẩy văn hoá. Êđê và Jarai là hai dân tộc chiếm đa số ở vùng cao nguyên miền trung Việt Nam.
Anh Eban, một nông dân ở địa phương chia sẻ rằng: “Hầu hết mọi người nơi đây đều trồng cà phê - đó một phần trong văn hóa của chúng tôi”. Trang trại mà ông thừa hưởng từ gia đình cũng đã được sử dụng để trồng cà phê cho người Pháp. Anh vui vẻ cho hay bản thân vẫn ổn nếu không ăn sáng nhưng thiếu cà phê lại là điều không thể.
Ngược ngọn nguồn dòng sông Mê Kông, đất nước Trung Quốc cũng muốn có một miếng bánh từ thị trường cà phê đang nổi. Mặc dù chưa sánh kịp các nước nổi tiếng về cà phê trên các phương diện về sản xuất, tăng trưởng của ngành này ở Trung Quốc vẫn diễn ra nhanh chóng. Đến cuối năm nay, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng 133.000 ha để trồng cà phê - gấp ba lần diện tích năm 2010. Trong kế hoạch ba năm cho ngành công nghiệp cà phê, Sở Nông nghiệp Vân Nam đã tuyên bố sẽ tập trung vào hàng hóa chất lượng cao, để biến cà phê Vân Nam trở thành sản vật nổi tiếng trên toàn thế giới.
“Tỉnh Vân Nam có tiềm năng rất lớn để trở thành trung tâm cà phê của Châu Á”.
Việc trồng cà phê và mở rộng canh tác có ảnh hưởng rất lớn bởi nó đặt ra nhiều gánh nặng lên môi trường, đặc biệt là nguồn nước và tài nguyên rừng. Nhận thức được điều này, tỉnh Vân Nam đang thực hiện các biện pháp để thúc đẩy canh tác cà phê hữu cơ.
Truyền thống và tham vọng
Trà là sản vật đặc trưng, cũng là nét văn hoá của Trung Quốc nhưng tiêu thụ cà phê lại đang tăng nhanh. Các chuỗi cửa hàng nhượng quyền xuyên quốc gia như Starbucks và Costa đã có mặt ở mọi thành phố lớn, trong khi các thương hiệu Trung Quốc như Luckin Coffee đang phát triển. Trong thập kỷ qua, tiêu thụ cà phê đã tăng với tốc độ trung bình 16% mỗi năm, so với mức trung bình của thế giới là 2%, theo Tổ chức Cà phê Quốc tế.
Bất chấp cơn sốt cà phê ở thành thị Trung Quốc, nông dân ở Vân Nam có rất ít mối liên hệ với thức uống mà họ đang tạo ra. Bà Li Yemei, một nông dân Trung Quốc, không uống cà phê và chưa bao giờ nghe về khái niệm mocha hay cappuccino. Cà phê chỉ đơn thuần là một nguồn lợi kinh tế, không khác gì cao su hay xoài. Khác với các đồng nghiệp ở Việt Nam, bà pha một bình trà để bắt đầu ngày mới.
Trà đen được trồng ở nơi bà sống, vùng Pu’er nổi tiếng thế giới với trà Phổ Nhĩ.
Bà Huang Xujing, phó giám đốc Hiệp hội cà phê Pu’er, đang muốn hiện thực hóa tham vọng biến cà phê miền Pu’er trở nên nổi tiếng, như danh tiếng của trà Phổ Nhĩ bây giờ.
Đó là một mục tiêu đầy thách thức. Khi bà Huang Xụjing mang cà phê đến Triển lãm Làm vườn Quốc tế Bắc Kinh năm nay, nhiều người không hề biết về tiếng tăm của cà phê tỉnh Vân Nam.
“Vân Nam đã âm thầm trồng cà phê trong thời gian rất lâu. Và lần này, khi đến với triển lãm, tôi muốn thế giới biết rằng Vân Nam đã sản xuất được cà phê chất lượng cao” - Bà Huang chia sẻ.
Khi đến thăm nông dân trồng cà phê, bà luôn mang theo máy xay và dụng cụ French press. Bà tin rằng những người nông dân cần hiểu về cà phê để quan tâm hơn những cây giống mà họ đang chăm sóc.
Là một phần của những nỗ lực tăng trưởng, năm nay Pu’er đã thành lập Trung tâm phát triển công nghiệp Trà và Cà phê, cũng là nơi bà Huang đang làm việc. “Pu’er - thiên đường của hạt cà Arabica” là một câu khẩu hiệu được treo tại văn phòng làm việc nơi đây.
Tuy nhiên, nhu cầu bùng nổ về cà phê giá rẻ đang gây áp lực lên các vùng đất vốn đã trải qua vấn nạn phá rừng nghiêm trọng từ các hoạt động nông nghiệp. Theo Greenpeace, đến năm 2013, chỉ có 9% rừng nguyên sinh còn sót lại ở tỉnh Vân Nam, bởi vì nhiều khu rừng chất lượng cao đã biến mất và được chuyển đổi thành đất nông nghiệp.
Xing He, một người nông dân 30 tuổi, phải sử dụng thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học ba lần một năm để thúc đẩy sản xuất. Nhưng, thậm chí chỉ một cơn mưa nhẹ cũng đã có thể cuốn trôi đất khỏi sườn núi nơi cây cà phê mọc lên, thì thuốc diệt cỏ hay phân bón cũng không bám được lâu. Nhìn vào dòng nước sông đỏ pha lẫn bùn, anh nói: “Núi không thể giữ đất được nữa. Các loại phân bón đều bị lãng phí”....
(Còn nữa)